Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

5 HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ VÀ GIÁO DỤC ĐƠN GIẢN DÀNH CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

5 HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ VÀ GIÁO DỤC ĐƠN GIẢN DÀNH CHO TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

Ngoài ăn và ngủ, bé cần chơi các trò chơi để thể hiện sự phát triển vui vẻ và khỏe mạnh. Thông qua các trò chơi, con bạn sẽ hiểu biết hơn về thế giới, học được các khái niệm và cảm xúc, phát triển các kỹ năng vận động tinh vi và đạt được nhiều trải nghiệm

Ngoài việc ăn và ngủ, bé cần chơi để phát triển vui vẻ, khỏe mạnh. Dù các trò chơi thường có mục đích giải trí cho người lớn, nhưng đối với trẻ nhỏ, nó cũng là một cách để nhận biết thế giới và tích lũy kinh nghiệm bằng cách sao chép cuộc sống. Bạn có thể củng cố thêm mối quan hệ mẹ con bằng cách cùng nhau chơi trò chơi, giúp bé có được những kinh nghiệm và kỹ năng mới, quan trọng nhất là tạo cơ hội cho bé cảm thấy thật vui khi chơi với mẹ. Bạn có thể thử các trò chơi mà Molfix gợi ý sau đây:

Đường hầm tự chế

Đừng vứt bỏ những cuộn khăn giấy đã dùng hết. Bạn có thể chế chúng thành những đường hầm tuyệt vời để chơi với bé yêu của bạn. Ngồi ở một đầu cuộn giấy và cho bé ngồi phía bên kia. Nâng nhẹ cuộn giấy bên phía bạn và thả lần lượt vài món đồ chơi nho nhỏ vào cuộn giấy. Bé nhà bạn sẽ rất hào hứng để xem những gì xuất hiện bên phía mình.

Mẹo nhỏ:

  • Cố gắng đừng để bé thấy những món đồ chơi trước khi thả chúng vào cuộn giấy. Điều này sẽ khiến bé tò mò hơn.
  • Bạn cũng có thể cùng bé vẽ và trang trí các cuộn giấy đó bằng sơn móng tay. Như vậy, các đường hầm đồ chơi sẽ thú vị và độc đáo hơn nữa.
  • Bạn có thể dán bồi thêm một ít khăn giấy hoặc cuộn giấy vệ sinh bằng băng keo để tạo ra đường hầm dài hơn.
  • Sau khi bạn thả đồ chơi vào cuộn giấy cho con xem, hãy để bé thử. Việc cố gắng thả đồ chơi vào cuộn giấy sẽ giúp bé phát triển khả năng phối hợp tay mắt bên cạnh các kỹ năng vận động tinh vi khác.
  • Khi chuẩn bị đưa đồ chơi vào cuộn giấy, hãy la lên: “Tất cả lên tàu nào”. Khi đồ chơi lăn ra khỏi cuộn giấy, hãy nói tiếp “tàu đã đến ga”. Như vậy, trò chơi sẽ thú vị hơn và em bé của bạn còn có thể học được các khái niệm về vận chuyển, khởi hành và đến nơi.

Săn bóng nước

Trẻ em rất thích nghịch nước! Trò chơi với nước sẽ giúp bé vừa học vừa chơi, vừa được mát mẻ, giải nhiệt, nhất là trong những ngày hè nóng bức. Một trong những trò chơi dưới nước thú vị nhất mà bạn có thể chơi cùng bé là trò Săn bóng nước.

Đổ đầy nửa chậu nước lớn và cho khoảng 15 quả bóng nhựa nhỏ vào đó. Đưa cho bé nhà bạn một cái rây bếp nhỏ bằng nhựa hoặc một cái rổ miệng rộng và cho bé vớt những quả bóng dưới nước. Trò chơi này sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động và giúp bé tự cầm muỗng ăn dễ dàng hơn. Khi bé ngồi xuống và đứng lên bên chậu nước, vươn người và duỗi tay, các kỹ năng vận động thô sơ của trẻ cũng được phát triển.

Mẹo nhỏ:

  • Bạn có thể thay đổi màu sắc các quả bóng theo mùa hoặc thời gian. Ví dụ; nếu cho con chơi trò này vào mùa thu, bạn có thể tạo một hoạt động mang chủ đề mùa thu bằng cách sử dụng các quả bóng có màu vàng-cam-đỏ.
  • Bạn có thể thực hiện hoạt động này ở nhà hoặc ngoài trời. Trải một tấm lót rộng (tốt nhất là bằng nhựa có thể dễ dàng lau chùi) dưới chậu rửa để không đổ nước ra nhà gây dơ bẩn, nếu không, bạn và con có thể chơi trong phòng tắm hoặc ở ban công.
  • Khi con đã cảm thấy chán dùng ray hoặc rổ, cứ để con nghịch nước thoải mái, miễn là con muốn. Đừng ép bé tiếp tục trò chơi.
  • Hãy cẩn thận, không chọn những quả bóng quá nhỏ, có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn. Bóng cỡ trung là lý tưởng nhất cho hoạt động này.
  • Bé nhà bạn vẫn còn rất nhỏ và thiếu kinh nghiệm. Do đó, nếu bé không vớt được quả bóng nào, mẹ cũng nhớ chúc mừng bé vì đã cố gắng và khuyến khích bé trong những lần thử sức sau này.

Chiếc túi biết kể chuyện

Đổ đầy các đồ vật có kích thước, màu sắc và hình dạng khác nhau vào một chiếc túi không nhìn xuyên qua được hoặc một chiếc hộp có nắp đậy. Nên dùng các đồ vật có chất liệu khác nhau: Gỗ, kim loại, vải, v.v. Bảo em bé của bạn cho tay vào chiếc túi bí ẩn này và rút ra một món đồ mà không cần nhìn. Hãy nghĩ ra một câu chuyện ấy làm chủ đề, cứ mỗi món đồ được lấy ra khỏi túi hoặc hộp, bạn lại kể một câu chuyện.

Mẹo nhỏ:

  • Hãy kể tên và mục đích của mỗi món đồ bé lấy ra từ túi để phát triển vốn từ vựng và kỹ năng nói cho con bạn. Trong câu chuyện, hãy mô tả càng nhiều càng tốt.
  • Bạn có thể biến con thành nhân vật chính trong câu chuyện. Một câu chuyện nói về lòng dũng cảm có bé làm nhân vật chính sẽ giúp bé tập trung chú ý. Đừng quên! Các bé gái cũng có thể đóng vai nhân vật người hùng và tự cứu mình (hoặc cứu hoàng tử).
  • Đưa từng món đồ được lấy ra khỏi gói cho con. Quan sát cách bé cảm nhận kết cấu và nhận biết hình dạng của các đồ vật bằng cách xoay chúng trong tay bé.
  • Chú ý chọn những đồ vật không gây nguy hiểm gì cho con. Hãy chọn những món không sắc nhọn, đủ to để bé không nhét vào miệng và đủ ngắn để bé không choàng qua cổ. Khi trò chơi kết thúc, hãy cất chiếc túi câu chuyện của bạn ở đâu đó ngoài tầm với của trẻ.

Hoa gì đây nhỉ?

Mỗi ngày, sự tò mò và hứng thú của bé sẽ tăng lên cùng với nhận thức ngày càng cao về thế giới xung quanh. Một trong những phương tiện nhận thức thế giới xung quanh là khứu giác của bé. Bạn có thể giúp bé sử dụng giác quan này bằng cách chỉ cho bé những bông hoa có mùi hương khác nhau để bé có thể khám phá những mùi hương đó. Bạn sẽ chứng kiến niềm vui của con với mỗi mùi hương mới mà bé khám phá được.

Mẹo nhỏ:

  • Nếu định thực hiện hoạt động này vào một ngày mùa xuân, bạn có thể đưa bé đến một vườn bách thảo hoặc một công viên có nhiều hoa. Cho bé tự do khám phá hương hoa trong môi trường tự nhiên của chúng.
  • Bạn có thể bắt đầu thực hiện hoạt động này khi bé được 4 tuần tuổi, và không giới hạn độ tuổi tối đa. Có vô vàn mùi hương đang chờ được khám phá.
  • Hãy ưu tiên các loại hoa xinh đẹp và có mùi thơm nhẹ như hoa oải hương, hoa thủy tiên vàng, hoa hồng và hoa nhài. Tránh xa nước hoa và những mùi hương tương tự vì chúng không có lợi cho trẻ.
  • Chú ý tránh để hoa quá gần mặt, không để bé ăn hoặc chạm vào các bộ phận như gai.

Xé đi con!

Trẻ em thích xé giấy, có lẽ do tiếng ồn mà hành động đó tạo ra hoặc có thể do bé thấy thỏa mãn khi được tự mình thay đổi thứ gì đó! Vì vậy, bạn có thể biến những tờ báo cũ và những tờ giấy không dùng nữa thành một trò giải trí tràn ngập tiếng cười. Khi bé bắt đầu hào hứng xé giấy, bạn sẽ thấy trò này khiến con hạnh phúc như thế nào và không còn quan tâm đến kết quả là một mớ hỗn độn nữa!

Mẹo nhỏ:

  • Mực từ một số tờ báo có thể lem ra tay con. Hãy chọn loại giấy có mực không bị lem và không gây hại cho trẻ.
  • Hoạt động này sẽ cho phép con bạn rèn luyện cách sử dụng bàn tay và ngón tay, hỗ trợ sự phát triển các kỹ năng vận động của trẻ.

Danh Mục Nội Dung