Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

ĐỂ CON YÊU LỚN LÊN HẠNH PHÚC (giai đoạn 24-36 tháng)

ĐỂ CON YÊU LỚN LÊN HẠNH PHÚC (giai đoạn 24-36 tháng)

Ở độ tuổi này, cuộc sống của con sẽ tràn đầy cảm xúc, cho cả mẹ và bé. Dường như mới chỉ hôm qua, bạn vừa ôm con vào lòng lần đầu trong đời, vậy mà giờ đây con bạn sắp rời xa tuổi ấu thơ để trải qua giai đoạn của những cảm xúc ương ngạnh trong cuộc đời.

Ở độ tuổi này, cuộc sống của con sẽ tràn đầy cảm xúc, cho cả mẹ và bé. Dường như mới chỉ hôm qua, bạn vừa ôm con vào lòng lần đầu trong đời, vậy mà giờ đây con bạn sắp rời xa tuổi ấu thơ để trải qua giai đoạn của những cảm xúc ương ngạnh trong cuộc đời. Ở giai đoạn này, khi con đã sẵn sàng bước vào giai đoạn mà cảm xúc được gọi là “khủng hoảng tuổi lên 2”. Bạn sẽ lại nhận ra thời gian trôi nhanh biết chừng nào khi quan sát em bé đang lớn như thổi của mình. Mặt khác, nhìn thấy con lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc là món quà lớn nhất mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng ao ước. Bạn nghĩ con sẽ trải qua những thay đổi nào khi bước sang tuổi lên 2, trên hành trình lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Tuổi mới, kỹ năng mới

Khi mừng sinh nhật lần thứ 2, con bạn sẽ để lại nhiều cột mốc quan trọng. Sau đây là những kỹ năng mới mà trẻ 2 tuổi thể hiện nhiều nhất:

  • Biết tên các đồ vật, người hay bộ phận cơ thể quen thuộc với bé.
  • Có thể chỉ đúng vật mà bạn nói tên.
  • Có thể nói những câu có 2-4 từ.
  • Có thể làm theo những chỉ dẫn đơn giản.
  • Có thể tìm ra những món đồ được giấu ở những nơi đơn giản.
  • Có thể phân biệt các đồ vật dựa trên hình dáng và màu sắc của chúng.
  • Trẻ sẽ trở nên thành thạo hơn trong việc lắp ghép các món đồ chơi có nhiều bộ phận nhỏ.
  • Khả năng tập trung của trẻ cũng được cải thiện và trẻ có thể chơi các trò chơi có thời lượng dài hơn.

Trẻ sẽ không còn cần giấc ngủ vào buổi sáng mà chỉ cần ngủ vào buổi trưa là đủ. Giấc ngủ ngắn vào buổi trưa trở nên quan trọng hơn vì bé không còn ngủ vào buổi sáng. Vì vậy, mẹ không nên để bé ngủ gục trên ghế ô tô hoặc xe đẩy, mà hãy sắp xếp cho bé ngủ trưa trên giường riêng của mình, nơi duy nhất có thể đảm bảo cho bé giấc ngủ chất lượng nhất.

Con bạn giờ đã lên 2 tuổi. Bạn có nghĩ rằng bé đã sẵn sàng để tập đi vệ sinh chưa? Nhiều trẻ trong độ tuổi này vẫn còn mang tã vào ban đêm; nhưng một số trẻ thì đã sẵn sàng tập đi vệ sinh. Trước khi thực hiện bước thay đổi quan trọng này, hãy xác định xem con bạn đã sẵn sàng tập đi vệ sinh hay chưa. Hãy đọc bài viết: “Con bạn đã sẵn sàng tập đi vệ sinh chưa?” để hiểu thêm về chủ đề này.

Con biết tự thể hiện bản thân nhiều hơn!

Vốn từ vựng của con bạn lúc này đã lên đến 50-75 từ. Con sẽ lắng nghe từng từ bạn nói, vì vậy hãy cố gắng trò chuyện với bé nhiều nhất có thể, cố gắng sử dụng càng nhiều từ ngữ và cách mô tả khác nhau càng tốt. Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ nói chuyện nhiều hơn với cha mẹ sẽ cải thiện được vốn từ vựng rất tốt. Khi mới bước sang tuổi lên 2, con bạn có thể nói những câu 2 từ, bé sẽ diễn đạt tốt hơn với những câu dài hơn khi gần bước sang tuổi lên 3. Hãy thực hiện những mẹo nhỏ dưới đây để hỗ trợ bé phát triển khả năng nói nhé.

  • Đáp lại những câu đơn giản của bé bằng những câu phức tạp hơn.Ví dụ; khi bé nói mẹ: “Mẹ, tất!”, bạn có thể đáp lại rằng: “Mẹ giúp con mang tất nhé!”.
  • Đừng bao giờ quên rằng con bạn vẫn còn rất nhỏ và bé chỉ mới bắt đầu biết nói. Thay vì sửa ngữ pháp cho bé, hãy lặp lại những câu bé nói ra bằng các từ chính xác.
  • Đừng ép con phải nhắc lại những câu phức tạp vì điều này có thể khiến bé cảm thấy thất vọng và không còn nhiệt tình muốn nói nữa.
  • Hãy đọc sách cùng con. Đặt ra các câu hỏi tương tác trong khi đọc, yêu cầu bé kể cho bạn nghe các bức tranh nói gì và giải thích câu chuyện.

Ở độ tuổi này, tay thuận của bé sẽ được thể hiện. Mặc dù trước đây bé có thể sử dụng cả hai tay như nhau, nhưng từ giờ bé có thể chọn sử dụng một tay nhiều hơn tay kia. Bé đưa ra lựa chọn dựa trên cơ sở tay thuận sẽ mạnh hơn và khéo léo hơn tay còn lại. Để biết con thích dùng tay nào, hãy đưa muỗng cho bé và quan sát xem bé dùng tay nào để ăn.

Lưu ý quan trọng: Một số trẻ sử dụng cả hai tay như nhau cho đến khi chúng học mẫu giáo. Mặt khác, một số trẻ có thể thích sử dụng một tay để ăn và viết, còn tay kia để chơi. Hầu hết việc sử dụng tay nào là do di truyền và cứ 10 người thì có 1 người thuận tay trái. Vì thế, đừng ép con thay đổi đặc điểm bẩm sinh này nhé.

Ở đâu và khi nào?

Ở độ tuổi này, con bạn cũng có thể hiểu hết và giải đáp được bí ẩn về các khái niệm thời gian và không gian. Chúng tôi không có ý nói rằng bé hiểu được sự tiến hóa của vũ trụ. Chỉ là bé sẽ hiểu ý của mẹ khi bạn nói với bé rằng đồ chơi của con ở dưới giường hoặc yêu cầu bé mang thứ gì đó từ phòng khác về cho bạn. Để cải thiện khả năng nhận thức của bé về những khái niệm này, hãy nói cho bé biết những người thân thuộc của bé đang ở đâu (ba mẹ con đang đi làm - nhà chú của con ở xa), yêu cầu bé  tìm một món đồ dựa trên những chỉ dẫn đơn giản của bạn (đồ chơi của con ở dưới gầm bàn kìa) và đặt ra cho bé những câu hỏi về vị trí chính xác của các đồ vật, nhưng không được biến nó thành một bài kiểm tra và mong lúc nào cũng nhận được câu trả lời chính xác (con ong sống ở đâu? Cửa sổ ở đâu?) .

Khi khả năng hiểu được khái niệm thời gian của con bạn đã tiến bộ, các thuật ngữ như ngày hôm qua và ngày mai cũng sẽ có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi bạn nói ngày hôm qua, bé có thể nghĩ đến sáng hôm đó, hoặc trong tuần trước đó. Tạo lập những thói quen khác nhau trong cuộc sống có thể giúp con hiểu được khái niệm về thời gian tốt hơn. Ví dụ, uống 1 ly sữa và đánh răng trước khi ngủ. Nhờ vậy, con sẽ học được rằng sau khi làm những việc trên, bé sẽ phải đi ngủ, và nắm được khái niệm về trước và sau.

Để giúp con bạn hiểu tốt hơn khái niệm thời gian, bạn có thể nói những câu như “Mẹ con mình sẽ đi trong 10 phút nữa” hay “Mình sẽ ra sân chơi sau khi ăn trưa nhé”. Ngay cả khi con chưa hiểu hết được các khoảng thời gian khi bạn đề cập đến, thì bé cũng sẽ bắt đầu tích lũy kiến ​​thức mới trong trí óc về các khoảng thời gian và bản thân khái niệm thời gian.

Đừng quên…

Mỗi em bé phát triển theo tốc độ của riêng mình. Hãy nhớ rằng con bạn là một cá thể nhỏ bé tách biệt với bạn. Vì thế, bạn cần hỗ trợ con hết mình trên hành trình trưởng thành theo cách con chọn. Những em bé lớn lên hạnh phúc sẽ xây dựng tương lai hạnh phúc.

Danh Mục Nội Dung