Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

ĐỂ CON YÊU LỚN LÊN HẠNH PHÚC

ĐỂ CON YÊU LỚN LÊN HẠNH PHÚC

Em bé của bạn giờ đã được 1 tuổi. Cả hai mẹ con lúc này đã có kinh nghiệm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn còn phải đối mặt với nhiều trải nghiệm mới nữa.

Em bé của bạn giờ đã được 1 tuổi. Cả hai mẹ con lúc này đã có kinh nghiệm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn còn phải đối mặt với nhiều trải nghiệm mới nữa. Được chứng kiến con phát triển các kỹ năng mới từ tháng này sang tháng khác và thể hiện những thay đổi hằng tuần trong quá trình lớn lên, một mặt sẽ khiến mẹ ngạc nhiên và mặt khác mẹ sẽ thêm hạnh phúc.

Con chập chững biết đi

Chỉ mới vài tháng trước, bé còn chật vật để lật người từ bên này sang bên kia cũi, vậy mà giờ bé đã sẵn sàng khám phá thế giới bằng đôi chân của mình. Mặc dù một số trẻ có thể tập đi khi mới 8 tháng tuổi, nhưng nhiều bé khác phải đến tháng thứ 17 mới bắt đầu tập đi. Hầu hết các bé sẽ bắt đầu chập chững biết đi khi được 13 tháng tuổi.

Em bé của bạn có thể tự đứng khi 14 tháng tuổi, lên xuống cầu thang với sự giúp đỡ của bạn khi được 16 tháng, và trở thành một chuyên gia đi bộ khi được 18 tháng tuổi. Trong quá trình tập đi, thay vì sử dụng xe tập đi cho bé (những năm gần đây bác sĩ không khuyến khích sử dụng chúng nữa), bạn có thể nắm tay bé để hỗ trợ và khuyến khích bé tự bước về phía bạn trong khi bạn giang tay sẵn sàng đón bé.

Khi con được 1 tuổi rưỡi, bé sẽ có thể nhún nhảy theo nhạc có nhịp điệu dành riêng cho em bé. Khi tròn 19 tháng, khả năng đi bộ của con sẽ tăng tốc và bé thích cầm một thứ gì đó trong tay khi bước đi. Một kỹ năng mới nữa mà bé sẽ học được khi sắp đến ngày sinh nhật thứ hai là có thể nhảy bật lên tại chỗ, dù không quá cao.

Đừng cho con mang giày trừ khi đi ra ngoài. Hãy để bé tự do đi tất hoặc đi chân trần trong nhà. Bạn sẽ nhận thấy điều này giúp bé phát triển khả năng giữ thăng bằng và phối hợp.

Mỗi em bé, bao gồm con bạn, có một tốc độ phát triển riêng. Do đó, mỗi bé cũng có một kiểu phát triển khác nhau. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sự phát triển của con.

Con hiểu mẹ nói gì mà

Khi được 1 tuổi, con sẽ thốt ra những từ đầu tiên và cũng được khoảng 1-5 từ mới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bé chỉ hiểu được có 5 từ đó mà thôi. Trẻ em bắt đầu hiểu tiếng mẹ đẻ từ rất lâu trước khi chúng có thể nói được. Lên 1 tuổi, bé đã có thể hiểu được khoảng 70 từ.

Đến tháng thứ 14, trẻ bắt đầu thay đổi giọng nói, tăng thêm sự uyển chuyển và dùng cử chỉ khi nói. Khi đặt một câu hỏi cho trẻ 16 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy bé gật đầu hoặc lắc đầu.

Khi được 1 tuổi rưỡi, trẻ sẽ thành thạo cách nói của mình với vốn từ vựng khoảng 5-20 từ. Từ giai đoạn này cho đến khi được 2 tuổi, con có thể bắt đầu nói những câu đơn giản gồm 2 từ. Bạn có thể quan sát khả năng hiểu biết của bé và thực hiện các hướng dẫn hai cấp độ. Để kiểm tra khả năng của con, bạn có thể để một món đồ chơi mà con thích ở một góc trong phòng và bảo “nhặt đồ chơi của con mang lại cho mẹ nào”.

Bạn có thể giúp con phát triển những kỹ năng giao tiếp bằng cách nói chuyện và đọc sách cho bé nghe. Ngoài ra, hãy chơi các trò chơi với con, cũng như tặng con đồ chơi mới để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu nhận các kỹ năng mới, góp phần vào sự phát triển tinh thần và thể chất của con.

Để hỗ trợ con phát triển khả năng nói, hãy yêu cầu bé nói ra tên món đồ mà bé muốn khi chỉ vào nó. Lặp lại tên các bộ phận cơ thể, cũng như các đồ vật thường thấy xung quanh nhà để giúp bé học từ mới.

Con đang dần thay đổi, lớn lên và học hỏi những điều mới

Trẻ 13-18 tháng tuổi vừa học nói vừa bắt đầu phát triển các kỹ năng xã hội. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn tiếp tục chơi cạnh những đứa trẻ khác thay vì chơi chung, và nỗi lo lắng bị chia cắt của con đã lên đến đỉnh điểm. Từ 19-24 tháng tuổi, một số trẻ trước vốn thân thiện có thể trở nên rụt rè và tỏ ra nhút nhát trước người lạ. Mặc dù trẻ ở độ tuổi này có thể cố gắng hòa nhập với những đứa trẻ khác, nhưng các bé chưa giỏi chia sẻ.

Khi được 1 tuổi rưỡi, bé sẽ bắt đầu hiểu các khái niệm đơn giản về không gian và kích cỡ. Khả năng mới này sẽ giúp trẻ chơi được các trò ghép hình được thiết kế phù hợp với lứa tuổi, hiểu sự khác biệt giữa các dạng hình học như hình tròn và hình vuông, để lắp các hình đó vào đúng chỗ trống.

Trong thời gian này, bạn nên dành cho con trọn vẹn yêu thương và quan tâm. Hãy tạo ra một môi trường yêu thương và an toàn trong ngôi nhà của bạn. Nếu muốn nuôi dạy nên một đứa trẻ hạnh phúc và tự tin, hãy thể hiện tình cảm và sự trìu mến của bạn mọi lúc. Thay vì chỉ trích những thái độ tiêu cực của bé, hãy khen ngợi các hành vi tích cực. Nên nhớ luôn cư xử theo cách bạn muốn con bạn cư xử. Nếu bạn muốn bé cởi mở hơn trong việc chia sẻ, hãy cho bé thấy cách bạn chia sẻ món tráng miệng hay những đồ vật của mình cho người khác và, cách bạn nói chuyện vui vẻ và hòa nhã với bạn bè và sử dụng những từ như “làm ơn”, “cảm ơn”.

Các bé trong độ tuổi này thường rất háo hức muốn tự tay làm mọi thứ. Bạn sẽ chứng kiến em bé của bạn, mới đây chỉ có thể thốt ra những từ đơn âm, lúc này đã biết phản kháng lại bạn và nói rằng bé muốn tự làm khi thay quần áo, ăn uống hay thậm chí là đi tắm.

Em bé của bạn cần không khí trong lành cũng nhiều như thời gian ở nhà chơi đồ chơi. Hãy đưa bé ra công viên, sân chơi, hay cùng nhau đi dạo ngoài trời để có những khám phá mới.

Đừng quên...

Mỗi em bé đều phát triển theo tốc độ của riêng mình. Nhớ rằng em bé của bạn là một con người nhỏ bé tách biệt với bạn. Hãy hỗ trợ con trong hành trình lớn lên theo cách con chọn. Những em bé lớn lên hạnh phúc sẽ xây dựng được tương lai hạnh phúc.

Danh Mục Nội Dung