Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

ĐỂ BÉ YÊU LỚN LÊN HẠNH PHÚC

ĐỂ BÉ YÊU LỚN LÊN HẠNH PHÚC

Năm đầu đời với bé yêu của bạn thường tràn đầy những trải nghiệm, khám phá mới mẻ, với nhữngniềm vui vô bờ. Sau 6 tháng đầu đời, bé bắt đầu biết giao tiếp với môi trường thực tế xung quanh.

Năm đầu đời với bé yêu của bạn thường tràn đầy những trải nghiệm, khám phá mới mẻ, với nhữngniềm vui vô bờ. Sau 6 tháng đầu đời, bé bắt đầu biết giao tiếp với môi trường thực tế xung quanh. Bé biết mỉm cười, và cố gắng nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ của riêng mình. Đồng thời, bé cũng bắt đầu biết kiểm soát các chuyển động của mình. Khi bé được 7 tháng, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy bé có thể lật người hay ngồi dậy mà không cần đến sự hỗ trợ của bạn. Khi bé đã có thể ngồi mà không cần ba mẹ đỡ, cơ cổ của bé sẽ cứng cáp hơn, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cũng từ đó mà phát triển hơn. Tất cả những giai đoạn nhỏ này là bước đệm, chuẩn bị cho  bé yêu của bạn hành trang đầu tiên vào một tương lai tươi sáng.

Sẵn sàng để cùng con đi những bước đầu đời

Mới hôm qua mẹ còn bế bồng bé trên tay, nhưng thật ra, bé đã sẵn sàng bước những bước đầu tiên vào đời. Hãy đỡ phần dưới hai cánh tay bé để giúp bé giữ thăng bằng và quan sát khi bé vừa nhún nhảy, vừa hét lên vì vui sướng. Ngoài việc mang lại niềm vui cho mẹ và bé, việc này sẽ giúp các nhóm cơ lớn như cơ chân và tay hoạt động, đồng thời hỗ trợ sự phát triển các kỹ năng vận động thô sơ và chuẩn bị những bước đi đầu tiên của bé

Hầu hết các bé sẽ bắt đầu tập bò trong khoảng thời gian từ 6 đến 10 tháng tuổi. Sau tháng thứ 8, bé có thể tự đứng bằng cách vịn vào giá đỡ hay các dụng cụ hỗ trợ. Bạn có thể sắp xếp lại đồ đạc trong nhà cho phù hợp với nhu cầu của bé (loại bỏ các chướng ngại vật cản đường để bé có thể bò thoải mái, cất những món đồ dễ vỡ trong tầm với, v.v.) để giúp bé vượt qua giai đoạn này với một tốc độ phù hợp và thoải mái.

Bạn có thể thấy một em bé 9 tháng tuổi tự nâng mình đứng lên bằng cách bám vào những nội thất chắc chắn, chẳng hạn như sofa và bàn. Sau tháng thứ 11, bé có thể đứng mà không cần hỗ trợ, mặc dù có thể chỉ trong vài giây, và thậm chí bé có thể đi những bước đầu tiên mà không cần bất kì sự trợ giúp nào trước ngày sinh nhật đầu tiên. Mặt khác, một số bé có thể chuyển trực tiếp từ bò sang tập đi. Bạn có thể chuẩn bị sẵn máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên bé yêu bắt đầu hân hoan khám phá môi trường mới.

Mỗi em bé có một tốc độ phát triển riêng. Do đó, sự phát triển của  bé đôi khi sẽ không thể hiện theo bất kì một khuôn mẫu  nào. Hãy cho bé mặc quần áo thoải mái bằng  chất liệu cotton để bé dễ dàng bò hay  tập đi, đồng thời đảm bảo cho bé sự thoải mái khi tiếp xúc với sàn nhà. Chọn loại tã thoải mái để không làm cản trở các chuyển động của bé. Như vậy, bé yêu của bạn sẽ có thể phát triển một cách tự tin mà không gặp bất kỳ trở ngại nào trên con đường khám phá thế giới riêng của mình.

Hãy đảm bảo rằng môi trường xung quanh không có bất cứ mối nguy hiểm nào cho bé khi bé  bước vào hành trình khám phá của mình. Đề phòng các ổ cắm điện mà bé có thể chọc tay vào hay các vật thể nhỏ mà bé có thể nuốt; các góc cạnh sắc nhọn dễ va chạm trong khi chuyển động và các mối nguy hiểm tương tự. Hãy tạo ra không gian an toàn cho bé khám phá.

Đôi tay nhỏ bé nhưng khéo léo

Trong giai đoạn này , các kỹ năng vận động tinh của bé tiếp tục được phát triển. Bé có thể bỏ đồ vật vào cốc và lấy ra bằng đôi tay nhỏ bé của mình, bé có thể cải thiện dần độ khéo léo, bốc miếng thức ăn đưa vào miệng bằng ngón cái và ngón trỏ.

 Trong giai đoạn này, những món ăn sử dụng ngón tay là món ăn nhẹ thú vị nhất khi bé bắt đầu học cách phối hợp ngón cái, ngón trỏ và làm quen với thức ăn đặc. Bạn có thể khuyến khích bé tự ăn những món dễ tan trong miệng, chẳng hạn như chuối. Như vậy, bé sẽ có thể làm quen với những hương vị mới, đồng thời phát triển được các kỹ năng vận động tinh.

Con bạn sẽ nói từ gì đầu tiên?

Hãy chuẩn bị tinh thần để nghe những lời nói bập bẹ đầu tiên mà bé thốt ra thay cho những tiếng ê a đáng yêu như trước. Trong giai đoạn này, mẹ có thể trải nghiệm niềm vui khi nghe bé nói những từ đầu tiên bao gồm các âm tiết đơn giản như “ma-ma” và “da-da”. Ngay cả khi chưa nói được trọn câu thì giờ đây bé cũng có thể cho bạn biết những gì bé muốn và không muốn bằng cử chỉ và hành động bắt chước. Bé cũng sẽ biết lắng tai nghe khi bạn nói chuyện.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của con, bạn hãy trò chuyện liên tục với bé càng nhiều càng tốt. Hãy nói cho bé biết bạn đang và sẽ làm gì, mô tả môi trường xung quanh. Đọc cho bé nghe những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và nhắc lại tên các đồ vật trong tranh khi chỉ vào chúng.

Em bé của bạn bây giờ đã có thể n nhận biết thế giới với đầy đủ màu sắc. Hãy tìm hiểu những hoạt động để rèn luyện tối ưu cho đôi mắt của bé. Ví dụ, bạn có thể di chuyển một món đồ chơi mà bé thích qua lại trước mắt bé, bạn sẽ thấy bé dõi mắt nhìn theo món đồ chơi. Bạn cũng có thể cho bé ngồi trước gương để tự soi mình.

Tuy nhiên, đôi khi bé có thể không thích những thứ mà bé nhìn thấy, ví dụ như “người lạ”. Trẻ 6 tháng tuổi thích nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc; nhưng dù biểu hiện thế nào thì đây cũng là giai đoạn bé có thể bắt đầu tỏ ra sợ người lạ. Trong quá trình phát triển của một em bé, giai đoạn này được gọi là “lo sợ bị chia cắt”. Các bé 6 tháng tuổi thích nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc. Bé có thể tỏ ra thất vọng khi phải xa bạn. Nỗi sợ bị chia cắt có thể leo thang hơn nữa khi bé được 10 đến 12 tháng. Tuy nhiên, khi 10 tháng bé đã có thể chơi cùng những đứa trẻ khác. Bạn sẽ thấy con mình quan sát và bắt chước những đứa trẻ khác trước khi bé tròn một tuổi.

Đừng quên...

Mỗi em bé phát triển theo tốc độ của riêng mình. Hãy nhớ rằng con bạn là một cá thể nhỏ bé tách biệt với bạn. Vì thế, bạn cần hỗ trợ con hết mình trên hành trình trưởng thành theo cách con chọn.

Danh Mục Nội Dung