CÁCH THAY TÃ CHO TRẺ SƠ SINH
Các ông bố bà mẹ tương lai và các bậc phụ huynh hiện tại thân mến Chúng ta cần vệ sinh đúng cách vùng mông của trẻ sơ sinh, cả bé trai lẫn bé gái. Khi mới chào đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh.
Tập ngồi bô là một trong những cột mốc quan trọng trong cuộc đời con bạn. Chẳng bao lâu nữa, những chiếc tã, một trong những biểu tượng nổi bật nhất của tuổi thơ, sẽ được thay thế bằng một chiếc bô và bàn cầu trẻ em.
Tập ngồi bô là một trong những cột mốc quan trọng trong cuộc đời con bạn. Chẳng bao lâu nữa, những chiếc tã, một trong những biểu tượng nổi bật nhất của tuổi thơ, sẽ được thay thế bằng một chiếc bô và bàn cầu trẻ em. Trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng này, để đảm bảo rằng con thích nghi thoải mái với sự thay đổi trọng đại ấy và yên tâm mà lớn lên, thời gian đầu bạn phải tập cho trẻ ngồi bô vào ban ngày và tiếp tục sử dụng tã vào ban đêm.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc tập ngồi bô gồm có hai giai đoạn: tập vào ban ngày và tập vào ban đêm. Trẻ sẽ quen với việc ngồi bô ban ngày trong khoảng thời gian ngắn hơn so với tập ngồi bô ban đêm. Điều này là do việc kiểm soát bàng quang khi thức sẽ dễ dàng hơn.
Việc luyện tập ngồi bô ban đêm của con bạn chỉ có thể bắt đầu sau khi trẻ đã quen với việc sử dụng bô vào ban ngày. Trong trường hợp đó, không có gì phải ngại khi bạn quấn tã cho một em bé mới bắt đầu tập ngồi bô, để đảm bảo rằng con có một đêm ngon giấc.
Một số bà mẹ cảm thấy xấu hổ hoặc có lỗi khi sử dụng tã vào ban đêm. Đây là những cảm giác và phản ứng hoàn toàn vô nghĩa. Như đã nói trên, bạn không thể dạy con sử dụng bô khi con đang ngủ. Trẻ chỉ có thể tự làm được điều này sau khi nắm vững các yêu cầu đặt ra cho trẻ trong quá trình luyện tập ban ngày. Sử dụng tã ban đêm cho đến khi con sẵn sàng sẽ là một giải pháp thiết thực và hữu ích cho cả bạn và con. Đừng bao giờ lầm tưởng rằng phương pháp này sẽ làm giảm hiệu quả của việc tập ngồi bô.
Khi nào bạn nên bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô vào ban đêm?
Nếu con bạn quyết định rằng con không muốn mặc tã vào ban đêm, hãy lắng nghe trẻ và ngay lập tức ngừng sử dụng tã ban đêm. Nếu con không đưa ra yêu cầu như vậy, bạn có thể đợi cho đến khi bé lên 3. Nhiều trẻ mẫu giáo có thể ngồi bô thành thục khi các bé được 3 hoặc 4 tuổi.
Khi trẻ thức dậy với chiếc tã khô ráo, bạn có thể hiểu rằng đã đến lúc ngừng sử dụng tã vào ban đêm. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy con đã sẵn sàng cho việc tập ngồi bô ban đêm. Sau dấu hiệu này, bạn có thể bắt đầu quá trình tập luyện của trẻ bằng cách giải thích rằng bạn sẽ không còn quấn tã cho con vào ban đêm và cũng cho trẻ biết lý do tại sao nên làm như vậy. Bạn có thể yêu cầu trẻ sử dụng bô hoặc vào toilet nếu trẻ cảm thấy cần phải đi vệ sinh vào ban đêm.
Điều quan trọng nhất cần nhớ đối với việc dùng tã ban đêm là: Phải cởi bỏ khi trời sáng! Con bạn có thể không đi tiểu ban đêm, nhưng buổi sáng khi trẻ nhận thức được rằng mình đang mặc tã, trẻ sẽ tiểu vào tã.
Các cách thay thế
Ban đêm, ngoài tã lót, bạn cũng có thể sử dụng drap giường chống thấm, thảm chăm sóc em bé và đệm, drap giường dùng một lần hoặc đệm thấm nước để giường của trẻ không bị ướt. Để giảm nguy cơ làm ướt giường, hãy đảm bảo rằng điều cuối cùng con bạn làm trước khi đi ngủ là ngồi bô. Nếu trẻ thức giấc giữa đêm và muốn đi vệ sinh, hãy để đèn hành lang hoặc phòng tắm bật sáng, hoặc sử dụng đèn ngủ để bạn có thể dễ dàng đưa trẻ vào phòng vệ sinh. Nếu muốn, bạn cũng có thể để sẵn một cái bô và khăn ướt Molfix trong phòng của bé.
Đừng quên...
Nếu con vẫn tè ướt giường bất chấp mọi biện pháp phòng ngừa của bạn, hãy cố gắng không thể hiện phản ứng thái quá. Đây chỉ là một tai nạn và là một phần của quá trình phát triển tự nhiên. Thay vì khiển trách bé, hãy khuyến khích bé ngồi bô hay vào toilet. Lời nói phải luôn mang tính xây dựng. Thái độ tích cực của bạn sẽ giúp trẻ hoàn thành việc tập ngồi bô trong thời gian ngắn hơn và góp phần vào sự phát triển vui vẻ của trẻ.