Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

CẦN CHUẨN NHỮNG GÌ ĐỂ SẴN SÀNG CHO CON BÚ?

CẦN CHUẨN NHỮNG GÌ ĐỂ SẴN SÀNG CHO CON BÚ?

Trên thực tế, việc chuẩn bị để cho con bú sẽ tự động diễn ra suốt thai kỳ. Trong quá trình thai nghén kỳ diệu này, cơ thể và não bộ cùng phối hợp để thích nghi với các điều kiện.

Những việc cần chuẩn bị trong thời kỳ mang thai để cho con bú

Trên thực tế, việc chuẩn bị để cho con bú sẽ tự động diễn ra suốt thai kỳ. Trong quá trình thai nghén kỳ diệu này, cơ thể và não bộ cùng phối hợp để thích nghi với các điều kiện. Về phần bạn, chỉ cần tự làm quen với quá trình và làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ nó là đủ.

Các ống dẫn sữa trong vú hình thành từ trước khi bạn bắt đầu có kinh. Chúng giống như một cụm cây non và cành nhánh nhỏ. Ngay phía sau núm vú của bạn, những cụm cành nhánh riêng biệt đã bắt đầu hình thành và các nhánh nhỏ hơn vẫn chưa mọc ra từ đó. Sau khi bạn bắt đầu có kinh và trong quá trình phát triển liên tục, các ống dẫn này phân nhánh nhiều hơn nữa, các nhánh này đâm chồi và các mô sản xuất sữa sẽ nở ra ngay trước chu kỳ kinh nguyệt, gây nên tình trạng nhạy cảm ở bầu vú.

Sự phát triển của những nhánh này sẽ tăng nhanh trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chồi mới được tăng thêm. Phần lớn phụ nữ nhận ra rằng mình có thai là nhờ những thay đổi ở ngực. Những thay đổi này tạo ra cảm giác khác với sự nhạy cảm ở ngực trước kỳ kinh nguyệt, và nó kéo dài hơn. Ngực của bạn trong giai đoạn này hẳn là nhạy cảm hơn nhiều, và khi đã có thêm nhiều nhánh và chồi, nó sẽ bắt đầu phát triển kích thước. Điều này sẽ trở nên dễ nhận thấy hơn trong các giai đoạn kế tiếp. Ở bề ngoài, bạn có thể nhìn thấy những đường tĩnh mạch màu xanh nổi lên trên ngực, quầng vú xung quanh núm vú có thể trở nên sẫm màu và lớn hơn.

Những bà mẹ tương lai có núm vú bị đảo ngược và phẳng có thể gặp khó khăn trong giai đoạn đầu cho con bú. Để tránh bị đau và chấn thương vì cho con bú sau khi sinh, các mẹ có thể dùng một chiếc khăn vải thô mát-xa vùng núm vú theo vòng tròn trong 15 giây sau khi tắm, sau đó thoa kem làm mềm. Việc mát-xa trong giai đoạn mang thai sẽ giúp núm vú và quầng vú săn chắc, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho bầu vú bước vào giai đoạn cho con bú.

Lắc bầu vú có thể là một bước chuẩn bị quan trọng nữa để cho con bú mà bạn có thể thực hiện khi mang thai. Đặc biệt ở một số nước châu Âu, người ta thường đề xuất phương pháp này cho các bà mẹ tương lai. Lắc bầu vú bằng cách nào? Xòe 2 bàn tay của bạn như cái đĩa bên dưới mỗi vú và nhẹ nhàng lắc bầu vú của bạn lên xuống. Một số nguồn chỉ ra rằng nếu lắc bầu vú như vậy 2 lần mỗi ngày, bạn sẽ đào thải được chất độc và giảm độ nhạy cảm ở vú khi mang thai.

Gần cuối thai kỳ, sữa non, chất dinh dưỡng đầu tiên và thiết yếu cho em bé, bắt đầu tiết ra từ bầu vú dưới dạng vài giọt chất lỏng đặc màu hơi vàng. Bạn có thể bị rỉ sữa non. Trong trường hợp này, bạn có thể bắt đầu sử dụng miếng dán ngực. Tuy nhiên, không trải qua những điều nói trên không có nghĩa là bạn sẽ không có sữa hay không tạo ra được sữa.

Nếu không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau sinh, thì cơ thể của hầu như tất cả các bà mẹ sẽ tự động bắt đầu tạo ra sữa trong vài ngày sau khi sinh.

Để khởi đầu thuận lợi cho việc nuôi con bằng sữa mẹ

Em bé sơ sinh của bạn chỉ cần 3 thứ thôi: hơi ấm từ vòng tay mẹ, sự an toàn trong vòng tay mẹ và các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ đáp ứng được cả 3 nhu cầu trên. Đặc biệt, việc ôm con vào lòng ngay sau khi sinh sẽ kích hoạt phản xạ bú của bé. Hãy ôm bé ở tư thế nửa ngồi nửa nằm gần vú, bé sẽ tự ngậm vào núm vú một cách chính xác.

Nguồn sữa tăng dần giúp bé có thời gian trải nghiệm mọi thứ, từ thở đến tiêu hóa. Cơ thể mẹ sẽ bắt đầu sản xuất đủ sữa từ khoảng ngày thứ 10 trở đi, và lượng sữa đầy đủ sẽ được tạo ra đồng thời với sự phát triển của bé. Đừng quên, vú của mẹ sẽ tiếp tục hoạt động theo hệ thống cung-cầu. Nói cách khác, lượng sữa tiết ra sẽ phụ thuộc vào lượng sữa được hút ra. Điều này có nghĩa là bạn không nên từ bỏ việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Con bạn sẽ thể hiện một số đặc điểm bú nhất định trong vài ngày đầu sau khi sinh: bé có thể liếm núm vú, có thể bú một ít rồi nghỉ, hoặc bú một ít rồi ngủ. Mặt khác, một số bé có phản xạ bú rất mạnh và muốn được bú tiếp. Trong trường hợp như vậy, chỉ nên cho bé bú mỗi bên vú tối đa là 10 phút để tránh làm tổn thương núm vú.

Danh Mục Nội Dung