Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

ĐÃ ĐẾN LÚC CAI SỮA CHO CON CHƯA?

ĐÃ ĐẾN LÚC CAI SỮA CHO CON CHƯA?

Nếu bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào thì việc cho con bú bao lâu là tùy ở bạn, có thể tiếp tục cho đến khi bé lên 2 tuổi.

Nếu bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào thì việc cho con bú bao lâu là tùy ở bạn, có thể tiếp tục cho đến khi bé lên 2 tuổi. Bạn không cần phải cai sữa cho con nếu cả hai mẹ con đều chưa sẵn sàng. Mặc dù sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho con bạn, nhưng nó vẫn tiếp tục đem đến cho bé sức khỏe và hạnh phúc.

Một số bà mẹ đã lên kế hoạch từ trước về thời điểm ngừng cho con bú. Tuy nhiên, việc bạn cho con bú lâu đến đâu còn phụ thuộc vào tình trạng thể chất và cảm xúc của bạn. Dù đã định cai sữa cho con vào lúc nào, thì bạn vẫn nên cho bé bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, và tiếp tục kể cả khi bé đã bắt đầu tập ăn dặm. Làm như thế sẽ đảm bảo cho em bé của bạn có được một khởi đầu khỏe mạnh.

Khi đã quyết định ngừng cho con bú, bạn có thể cần phải thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của con cũng như hoàn cảnh đưa bạn đến quyết định này.

Chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi

Một số trẻ không chịu bú mẹ, do đó bé sẽ tự nhiên tự kết thúc quá trình này, nhưng cũng có nhiều bé khó cai sữa. Có nhiều cách khác nhau để giúp bạn và con chuẩn bị cho “cuộc chia ly” này.

Ví dụ, bạn có thể thay thế dần dần các cữ bú mẹ của con bằng sữa công thức pha vào bình hoặc một số loại thức ăn khác. Bạn có thể giảm tần suất và thời gian cho con bú, bắt đầu từ các cữ mà bé tỏ ra ít quan tâm nhất.

Nếu con bạn đã quen với việc bú mẹ để bình tĩnh lại, bạn có thể cho bé làm quen với một món đồ chơi mềm hoặc một tấm chăn phục vụ cho mục đích giúp bé bình tĩnh. Bạn có thể thay đổi địa điểm, cho con bú tại nơi bé dễ bị mất tập trung, chẳng hạn chuyển từ chiếc ghế êm ái yên tĩnh sang một căn phòng đầy đồ chơi thú vị.

Nếu con đã đủ lớn, bạn có thể nói chuyện với con về lý do tại sao bạn cần phải ngừng cho con bú, giải thích cho con về những khía cạnh tích cực của quá trình lớn lên, cũng như lúc này một số thay đổi sẽ phải diễn ra như thế nào. Bạn có thể nói với con rằng sữa mẹ đã hết rồi, hoặc nói rằng bạn bị đau khi bé bú.

Cần chú ý cai sữa cho con khi bé vui vẻ, khỏe mạnh và có thể chuẩn bị cho sự “chia tay” này một cách hòa bình, hợp tác, thay vì cứ cố gắng khi bé cảm thấy không vui và bồn chồn. Thường xuyên nói chuyện và thể hiện cho con thấy rằng thời gian hai mẹ con ở bên nhau sẽ không bị giảm đi, hai mẹ con vẫn có thể ôm ấp âu yếm nhau.

Hãy thực hiện từng bước một, chừa ra khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần, nếu cần thiết, giữa các bước, như thế bạn sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn.

Nếu con không thích chút nào...

Nếu em bé của bạn không nhiệt tình hợp tác, nhưng bạn đã quyết tâm, thì bạn phải kiên nhẫn. Có thể con thích cảm giác yên bình êm ái khi được nằm trong lòng mẹ cũng nhiều như thích việc bú sữa. Nếu hiểu rằng con cảm thấy thoải mái và được trấn an khi được ôm bạn và được bú, bạn có thể áp dụng các chiến thuật sau:

  • Cho con các lựa chọn thay thế để sẽ giúp bé cũng cảm thấy thoải mái và được trấn an như vậy. Thể hiện sự quan tâm đến con bằng cách hát cho bé nghe, ôm bé vào lòng, chơi với bé.
  • Trì hoãn việc cho bú càng lâu càng tốt. Khi con đòi bú, hãy bảo với bé rằng bạn sẽ cho con bú sau, cố gắng khiến bé phân tâm bằng một hoạt động khác. Chẳng hạn nếu con đòi bú vào buổi tối, bạn có thể bảo bé đợi đến lúc đi ngủ.

Bạn đi làm trở lại, đau bệnh hoặc chuyển nhà, v.v. thường không phải là thời điểm phù hợp để cai sữa cho con. Hãy chọn những thời điểm khi con bạn đã quen thuộc với môi trường xung quanh, để bé cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh.

Danh Mục Nội Dung