TRẺ SƠ SINH CẦN ĐƯỢC ẴM BỒNG
Các ông bố bà mẹ tương lai và các bậc phụ huynh hiện tại thân mến Suốt thời kỳ mang thai, em bé sống trong tử cung bạn, được bao bọc trong nước ối và quen với nhịp điệu di chuyển của mẹ.
Dường như chỉ mới ngày hôm qua, con bạn vừa bắt đầu biết bò, thế mà giờ đây bé đã là một nguồn năng lượng vô tận, không bao giờ chịu ngồi yên. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cho bé có thể làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để thể hiện các kỹ năng bò và đ
Dường như chỉ mới ngày hôm qua, con bạn vừa bắt đầu biết bò, thế mà giờ đây bé đã là một nguồn năng lượng vô tận, không bao giờ chịu ngồi yên. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cho bé có thể làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để thể hiện các kỹ năng bò và đi mới học được. Hãy cho bé được tự do trên con đường khám phá. Làm sao để bé có thể leo lên, trèo xuống mà không gặp bất kỳ rào cản nào. Hãy đảm bảo an toàn mà không hạn chế khả năng di chuyển tự do của bé.
Khám phá bằng 5 giác quan
Bé yêu của bạn luôn tràn đầy nhiệt huyết khám phá mọi thứ trong nhà bằng cách sử dụng 5 giác quan của mình. Bé hào hứng khám phá mọi thứ, nếm các món ăn, chạm vào mọi thứ xung quanh hay ngửi những bông hoa, việc đó chẳng hề gì. Nhưng cũng có những thứ mà bạn nên để bé tránh xa. Ví dụ, bạn chỉ nên trồng các loại cây không độc hại hay ẩn chứa những mối nguy hiểm tương tự trong nhà. Những thứ có thể gây nguy hiểm cho con, chẳng hạn như pin, thuốc, bật lửa, diêm, dao, kéo, ghim, tiền xu, đinh, đồ thủy tinh, túi nylon, v.v. cần phải để xa tầm tay của bé.
Để ý những bàn tay khéo léo!
Sau khi tròn 1 tuổi, sự khéo léo của bàn tay và bàn chân của bé sẽ tăng lên đáng kể. Để đề phòng những việc bé có thể làm với khả năng mới mẻ này, bạn có thể lắp đặt khung kính trượt và khóa đề phòng trẻ em trên cửa sổ, cắm đèn ngủ ở ổ cắm ngoài tầm với của bé, che các lỗ cắm điện không sử dụng bằng nắp đậy bảo vệ và cắm các phích dễ tháo ra ở những ổ cắm mà trẻ không thể với tới.
Con sẽ an toàn hơn nếu bạn giấu hết các loại dây điện thường xuyên sử dụng ra phía sau đồ nội thất hoặc ở những nơi mà bé không thể với tới, hoặc sử dụng các phương tiện như kẹp dây cáp để giấu dây cáp, đồng thời rút hết dây điện của các thiết bị nhỏ như máy nướng bánh mì, máy sấy khô và những thiết bị tương tự ra khỏi ổ cắm khi không sử dụng.
Sau đây là một số lưu ý đối với những đồ đạc lớn trong nhà: Bạn có thể cài đặt khóa an toàn đặc biệt dành cho trẻ em ở ngăn kéo, nắp tủ, nút trên lò nướng và bếp, tủ lạnh và máy rửa bát. Bạn có thể sử dụng chắn cửa để ngăn cửa đóng sập làm kẹt ngón tay của con. Phải luôn đảm bảo đã khóa cửa ra vào. Sẽ an toàn hơn cho bé nếu bạn gắn cố định những đồ nội thất lớn như giá sách và tủ kính vào tường, đồng thời đảm bảo TV và các vật dụng tương tự sẽ không bị đổ.
An toàn trong bếp và ở bàn ăn
Để đồ ăn thức uống nóng cách xa bé, đồng thời nên đặt các tô, đĩa chứa món ăn nóng ở giữa bàn thay vì ở mép bàn. Luôn lưu ý để bé tránh xa mặt bếp khi nấu thức ăn và xoay tay cầm các loại xoong chảo cách xa rìa bếp.
Hãy chắc chắn đã vén kỹ các mép khăn trải bàn để tránh bị bé kéo xuống bằng tất cả sự hồ hởi. Bạn có thể loại bỏ mối nguy hiểm này bằng cách sử dụng thảm lót thay cho khăn trải bàn.
Dù em bé của bạn có tỏ ra thoải mái và bình tĩnh như thế nào khi ngồi trên ghế ăn cao, thì tốt nhất bạn cũng nên thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết và không để trẻ một mình khi ngồi trên ghế.
Để biết thêm những gợi ý về biện pháp an toàn cho trẻ, bạn có thể xem các khuyến nghị của chúng tôi dành cho trẻ thuộc các nhóm tuổi 6-12 tháng và trên 24 tháng.