Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

TRẺ SƠ SINH CẦN ĐƯỢC ẴM BỒNG

TRẺ SƠ SINH CẦN ĐƯỢC ẴM BỒNG

Các ông bố bà mẹ tương lai và các bậc phụ huynh hiện tại thân mến Suốt thời kỳ mang thai, em bé sống trong tử cung bạn, được bao bọc trong nước ối và quen với nhịp điệu di chuyển của mẹ.

Các ông bố bà mẹ tương lai và các bậc phụ huynh hiện tại thân mến

Suốt thời kỳ mang thai, em bé sống trong tử cung bạn, được bao bọc trong nước ối và quen với nhịp điệu di chuyển của mẹ. Môi trường trong bụng mẹ sẽ tự động cân bằng cơ thể của em bé trong suốt 9 tháng và quá trình sinh nở tạm thời phá vỡ sự cân bằng này. Sau khi được sinh ra, nếu phải nằm chơi vơi  một mình trên chiếc giường tĩnh lặng và trống trải thì bé sẽ cảm thấy bất an. Việc thích nghi với điều này là một quá trình đầy thử thách và lâu dài. Do đó, khởi động hệ thống hỗ trợ sau sinh cho con càng sớm thì bé càng sớm thích nghi với cuộc sống sau khi sinh. Đây là lý do tại sao bé luôn muốn được bạn ôm vào lòng và sẽ khóc to nếu bị đặt lên giường. Bạn nên hiểu điều này và đừng bận tâm đến những chỉ trích như “úm con thái quá” hay lo lắng rằng bé sẽ bám dính mẹ không rời. Vì vậy, sau khi bé chào đời, hãy tiếp tục ôm ấp, bồng bế con mình, để bé được gần gũi với cơ thể mẹ.

Nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải bồng con liên tục nhiều giờ, thế nên bạn cần có những vật dụng hỗ trợ. Hữu dụng nhất là một chiếc địu chuyên dụng, hoặc dùng một chiếc khăn choàng khoảng 5 mét, những thứ này sẽ giúp giải phóng tay bạn, giúp bạn tự do đi đứng nằm ngồi cũng như làm việc nhà. Ngay cả khi bạn ra ngoài và em bé đói bất chợt, bạn cũng có thể cho con bú thoải mái mái bằng cách ngồi xuống nơi nào đó rồi kéo tấm khăn che lại.

Bạn cần đặt bé sơ sinh trong địu hay khăn choàng theo cách tương tự như những gì chúng đã quen trong bụng mẹ trong 3 tháng đầu tiên: tư thế co chân lại và kéo khăn choàng phủ lên tai. Bạn có thể hôn trán bé ở mức độ vừa phải. Ở tư thế này, em bé sẽ áp sát cơ thể bạn và ngửi thấy mùi sữa. Những bước đi nhịp nhàng của người mẹ nhắc nhở em bé về cuộc sống khi còn trong bụng mẹ, điều này giúp bé cảm thấy an toàn, bình tĩnh. Nhịp tim, cảm giác thân thuộc của mẹ, tai của em bé áp trên ngực mẹ, v.v. những điều này giúp em bé thư giãn. Trong khi đó, một cơ chế điều hòa sinh học khác là để ngực kề ngực giúp em bé cảm nhận được nhịp thở của mẹ, nhịp điệu đều đặn của mẹ có tác dụng cân bằng nhịp điệu bất thường của bé. Ngoài ra, việc bế em bé trong lòng cũng giúp hình thành sự cân bằng tai giữa, nó sẽ giúp bé giữ thăng bằng trong các chuyển động trái phải, lên xuống, tới lui của mẹ. Tóm lại, chiếc địu đảm bảo duy trì cuộc sống cân bằng của bé như trong bụng mẹ và liên tục nhắc nhở bé rằng nhịp sống quen thuộc vẫn tiếp tục.

Danh Mục Nội Dung