Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

CHĂM SÓC CUỐNG RỐN VÀ LÀM SẠCH MÔNG

CHĂM SÓC CUỐNG RỐN VÀ LÀM SẠCH MÔNG

Ở trong tử cung của mẹ, em bé sống trong một môi trường lỏng không có oxy, nhận được oxy và mọi thứ cần thiết để phát triển thông qua dây rốn, gồm ba mạch máu kết nối với nhau thai từ bụng của bé. Có một lớp mô thạch bảo vệ xung quanh các mạch máu này.

Ở trong tử cung của mẹ, em bé sống trong một môi trường lỏng không có oxy, nhận được oxy và mọi thứ cần thiết để phát triển thông qua dây rốn, gồm ba mạch máu kết nối với nhau thai từ bụng của bé. Có một lớp mô thạch bảo vệ xung quanh các mạch máu này. Khi trẻ được sinh ra đời và bắt đầu thở oxy, các mạch máu trong dây rốn sẽ khép lại, phần dây rốn không còn bất kỳ chức năng nào sẽ khô lại và rụng đi sau 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tuân thủ các quy tắc vệ sinh trong giai đoạn này để đẩy nhanh quá trình khô và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một trong những sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ sơ sinh là giấu dây rốn dưới tã sau khi quấn băng gạc lên trên. Bởi vì các bà mẹ có phần không yên tâm trong việc chăm sóc dây rốn, nên họ quấn cuống rốn lại như thể đó là nguyên nhân gây đau cho bé. Nhưng phần cuống rốn còn lại sau khi sinh là mô chết và không chứa bất kỳ dây thần kinh nào, do đó nó không thể gây cảm giác đau nhức cho bé. Cuống rốn nên để hở và không được đè lên nó vì có thể gây cản trở tuần hoàn máu. Nếu cuống rốn được giấu dưới tã, quá trình khô sẽ bị trì hoãn do nó bị ẩm và nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên. Tã được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh phải hở rốn để tăng tốc độ khô cho cuống rốn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Các bà mẹ nên sử dụng tã dán nhãn hiệu Molfix có rãnh cắt chừa cuống rốn dành cho trẻ sơ sinh, một loại tã tiêu biểu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên dùng bông tẩm cồn để chăm sóc rốn cho bé, cuống rốn để hở và tiếp xúc với không khí sẽ dễ khô và nhanh rụng hơn. Nếu có dịch tiết hoặc mùi hôi ở rốn, phát ban ở mô rốn, hoặc tăng nhiệt độ quanh rốn, bạn phải liên hệ với bác sĩ. Không nên cho trẻ tắm trong bồn trước khi dây rốn rụng, chỉ nên tắm cho trẻ bằng cách lau người hoặc dội nước lên lưng.

Hãy biến thời gian thay tã và làm sạch mông thành khoảng thời gian đặc biệt để giao tiếp với con, không nên nhăn mặt vì mùi và tã bẩn vì khuôn mặt bạn là tấm gương soi của bé, bé sẽ nhận biết những gì bé nhìn thấy trên khuôn mặt bạn. Hãy mỉm cười và nói chuyện với con với giọng điệu hào hứng và tràn đầy yêu thương. Cử chỉ của bạn phải nhẹ nhàng, dịu dàng và đầy tình yêu, đồng thời hãy thiết lập các biểu hiện gương mặt và hành vi cụ thể cho thời gian thay tã,

Có những chi tiết quan trọng bạn nên chú ý khi vệ sinh mông cho bé. Bạn cần phải biết những điều này và hướng dẫn cho những người giúp bạn chăm sóc bé. Đặc biệt ở bé gái, cần lưu ý rằng trong quá trình vệ sinh mông cho bé, không được đè mạnh khi lau vùng kín từ trước ra sau, và tránh bất kỳ sự kích thích nào. Trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời, cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên bé sẽ đi ngoài kèm theo tiếng xì hơi to khi đang bú. Phân của trẻ bú mẹ không có mùi hôi; nó có mùi giống như sữa chua. Dù xì hơi ồn ào, lượng phân bé thải ra thường ít, nhưng tần suất của nó sẽ tăng lên. Có một thực tế là mỗi đứa trẻ sẽ dùng trung bình 5.000 chiếc tã cho đến khi được tập ngồi bô.

Đối với các bé trai, trước tiên nên vệ sinh từ vùng sạch nhất là bẹn, nên lau sạch bộ phận sinh dục của bé từ trên xuống dưới bằng một miếng bông mới mỗi lần vệ sinh. Tiếp đó, cần lau vùng da bìu và vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng.

Ở bé gái, quá trình này cũng bắt đầu từ vùng cần sạch sẽ nhất là bẹn. Trong khi lau sạch vùng sinh dục từ trên xuống dưới, lưu ý không được đè mạnh. Việc kích thích âm vật ở bé gái có thể khiến bé phát hiện ra ham muốn cảm nhận khoái cảm từ khi còn quá nhỏ. Khi bắt đầu biết ngồi, bé có thể rung lắc để lặp lại khoái cảm này và sẽ cảm thấy lo âu. Tất nhiên, bé cũng sẽ có những trải nghiệm như vậy ở hậu môn. Bởi vì đây là giai đoạn bé nhận thức được bản dạng giới tính của mình, học cách kiểm soát các cơ xung quanh bộ phận sinh dục và cảm nhận khoái cảm ở khu vực này. Tuy nhiên, việc bé nhận ra điều này quá sớm có thể liên quan đến việc đè quá mạnh khi lau vùng kín cho bé trong quá trình thay tã. Sau 1-2 tháng, khi mẹ có thể dễ dàng bế bé, tần suất đi ngoài của bé sẽ giảm nhưng lượng phân lại tăng lên. Điều tốt nhất bạn cần làm lúc này là tắm rửa cho bé bằng nhiều xà phòng và nước, nhưng đừng sử dụng dầu gội đầu.

 

Khi bạn thay tã cho bé trên một bệ cao, đừng bao giờ để trẻ một mình, dù chỉ chốc lát: TRẺ CÓ THỂ SẼ BỊ NGÃ! Bé sẽ đi tiểu 4-6 lần mỗi ngày. Điều này không gây đau đớn. Nếu bạn thấy con có bất kỳ sự khó chịu nào, hãy hỏi bác sĩ. Hăm tã  là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh, nhưng lại ít xảy ra hơn ở trẻ bú mẹ. Lý do phát ban thường là do mông bé bị ẩm hoặc bẩn. Tình trạng hăm tã xuất hiện nhiều hơn ở trẻ từ 8-10 tháng tuổi. Nếu vùng mông của trẻ không khô và sạch, mà thường xuyên bị bẩn, không được thay tã vào ban đêm, ăn thức ăn chua và uống thuốc kháng sinh thì tình trạng phát ban sẽ tăng lên. Tuy nhiên, việc đánh thức bé trong những ngày đầu sau sinh sẽ khiến con khó ngủ trở lại. Thay vào đó, hãy thoa một lớp kem chống hăm dày để ngăn phân tiếp xúc trực tiếp với da. Nhờ vậy, chỉ cần thay tã vào ban đêm nếu bé bị tiêu chảy.

Danh Mục Nội Dung