Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

DẤU HIỆU SINH

DẤU HIỆU SINH

Sinh con được định nghĩa là đẩy em bé ra khỏi tử cung khi thai được khoảng 38 đến 42 tuần. Trẻ chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ được coi là sinh non.

Sinh con được định nghĩa là đẩy em bé ra khỏi tử cung khi thai được khoảng 38 đến 42 tuần. Trẻ chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ được coi là sinh non. Nhờ những tiến bộ của y học và công nghệ mà cơ hội sống sót cho trẻ sinh non cũng được cải thiện rất nhiều. Các cơn co thắt tử cung xảy ra trong suốt thai kỳ, tuy nhiên, vào những tuần gần chuyển dạ, những cơn co thắt này sẽ tăng mạnh. Khi các cơn co thắt gây đau (hiếm khi xảy ra), nó được gọi là cơn gò Braxton-hicks (chuyển dạ giả).

Do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố 1-2 ngày trước khi sinh, cơ thể sẽ mất nước và gây chán ăn. Trong giai đoạn này, bà mẹ tương lai có thể sụt 1-2kg. Đôi khi, năng lượng tích lũy trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ lại được sử dụng cho những ngày gần đến ngày sinh nở. Nhiều mẹ bầu sử dụng năng lượng này để dọn dẹp nhà cửa, thu xếp đồ đạc, v.v. thay vì giữ sức cho ngày sinh. Tuy nhiên, họ cần nguồn năng lượng này để sinh con và việc sử dụng nó một cách phung phí như thế có thể dẫn đến đuối sức, khiến cho quá trình chuyển dạ khó khăn, kéo dài hơn. Với một số mẹ bầu, vài ngày trước khi sinh hoặc ngay khi bắt đầu chuyển dạ, cơ thể sẽ làm mềm phân để tẩy sạch ruột bằng một cơn tiêu chảy và xì hơi. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra và giúp ích cho hoạt động của tử cung.

Đây là những dấu hiệu cho thấy đã sắp đến lúc chuyển dạ; tuy nhiên, việc có gặp tất cả những dấu hiệu này hay không còn tùy thuộc vào mỗi người. Điều này là hoàn toàn bình thường.

CÁC DẤU HIỆU SINH

Tình trạng ra  huyết hồng, tức dịch nhầy có lẫn máu, báo hiệu thời điểm bắt đầu đau đẻ cùng với các cơn co thắt đều đặn (trong những khoảng thời gian nhất định) và vỡ ối. Các dấu hiệu này không có một thứ tự nhất định. Chúng có thể xuất hiện theo một trình tự khác nhau với mỗi người, và cũng khác trong những lần sinh con của một người.

 Huyết hồng/ Máu báo sinh: Một chất gel giống như dịch nhầy hình thành ở cổ tử cung trong suốt thời kỳ mang thai, để bảo vệ tử cung và em bé khỏi nhiễm trùng. Dịch nhầy này được gọi một cách  phổ biến là “máu báo sinh” hay “huyết hồng”. Tử cung sẽ mềm dần theo các cơn co thắt và đẩy nó ra ngoài. Bạn không cần phải đến bệnh viện ngay sau khi chất nhầy được đẩy ra ngoài; tuy nhiên, nó là dấu hiệu cho thấy rằng bạn sắp sinh em bé.

Vỡ ối: Nước ối không nhầy và đặc như dịch mà lỏng như nước và có màu vàng nhạt. Nó không đóng thành một lớp như chất dịch trên quần lót của bạn. Do đó, nó không giống như bị rỉ nước tiểu do hắt hơi hay ho, và có một mùi đặc biệt. Sau khi bọc ối bị vỡ, mẹ và bé sẽ có nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, khi vỡ ối hoặc nghi ngờ bị vỡ ối, bạn cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện. Một số người chưa vội đến bệnh viện vì chưa đau đẻ ngay cả khi đã vỡ ối. Điều này có thể khiến mẹ và bé mắc một số bệnh do vi trùng lan ra.

Đau đẻ: Cơn đau ở vùng bụng cùng với những cơn co thắt trong dạ con là một dấu hiệu khác của việc bắt đầu chuyển dạ. Những cơn đau này có thời gian, cường độ ngắn và hiếm khi cảm nhận được khi bắt đầu. Nhưng cường độ và tần suất của cơn đau sẽ tăng dần theo quá trình chuyển dạ.

Danh Mục Nội Dung