Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

SINH THƯỜNG

SINH  THƯỜNG

Giai đoạn này bao gồm toàn bộ thời gian cho đến khi cổ tử cung, vốn vẫn đóng trong suốt thai kỳ, giãn ra hoàn toàn (10cm) với sự trợ giúp của các cơn co thắt.

GIAI ĐOẠN 1

Giai đoạn này bao gồm toàn bộ thời gian cho đến khi cổ tử cung, vốn vẫn đóng trong suốt thai kỳ, giãn ra hoàn toàn (10cm) với sự trợ giúp của các cơn co thắt. Đây là giai đoạn chuyển dạ dài nhất trong quá trình chuyển dạ (có thể mất từ ​​8 đến 10 giờ)

Giai đoạn 1 được chia thành   giai đoạn đầu của chuyển dạ và giai đoạn chuyển dạ tích cực.

 Giai đoạn đầu của chuyển dạ: Đặc biệt, ở phụ nữ sinh con lần đầu, đây là giai đoạn dài nhất của cả quá trình chuyển dạ và giai đoạn 1. Các cơn co thắt xảy ra không thường xuyên và còn yếu trong giai đoạn này. Nó có thể diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu không có triệu chứng gì khác thì không cần thiết phải đến ngay bệnh viện.

 Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Bà mẹ tương lai sẽ nhận ra việc chuyển đổi sang giai đoạn này bằng sự gia tăng tần suất các cơn co thắt và cường độ của cơn đau. Bạn nên đến bệnh viện khi các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian chưa tới 5 phút 1 lần. Tuy nhiên, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu vỡ ối hoặc bắt đầu chảy máu trong thời gian này.

Vào cuối giai đoạn đầu, hay nói cách khác là khi cổ tử cung giãn ra đến 8-9cm, bà mẹ tương lai sẽ cảm thấy cần phải rặn theo các cơn co thắt. Nếu bác sĩ cho phép, mẹ có thể bắt đầu rặn đẻ.

 

GIAI ĐOẠN 2

Giai đoạn này bao gồm thời gian từ khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn cho đến khi sinh em bé, có thể mất từ ​​0,5-1,5 giờ. Nếu mẹ rặn đủ mạnh thì thời gian này có thể rút ngắn. Một cú rặn chỉ hiệu quả nếu được thực hiện theo đúng kỹ thuật.

Rặn đẻ quá sớm có thể gây phù nề các mô và làm mẹ mệt mỏi.

Kỹ thuật rặn đẻ: Khi cảm giác rặn đẻ lên tới đỉnh điểm với những cơn co thắt mạnh, mẹ phải hít một hơi thật sâu mà không thở ra, tựa cằm lên bầu ngực và bắt đầu rặn mạnh. Khi căng hông và eo uốn cong thành chữ “C” và mẹ đẩy em bé ra ngoài bằng tất cả sức lực. Động tác rặn đẻ phải tiếp tục đến hết cơn co thắt, mẹ nên thư giãn và ngừng rặn khi cơn co thắt giảm bớt. Khi đầu của em bé dần nhô ra, mẹ sẽ được yêu cầu không được rặn mặc dù vẫn có nhu cầu tiếp tục rặn. Để tránh căng thẳng, hãy hít vào thở ra bằng miệng những hơi ngắn và mạnh.

 

GIAI ĐOẠN 3

Đây là giai đoạn sau khi sinh em bé cho đến khi bánh nhau được sổ ra ngoài. Nó thường kéo dài nửa giờ, nhiều nhất là 1 giờ. Sau khi nhau thai sổ ra, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định xem liệu nó đã hoàn toàn ra khỏi tử cung hay chưa. Chỉ cần sót lại một mảnh bánh nhau bên trong tử cung cũng đủ để gây xuất huyết và nhiễm trùng. Nếu tầng sinh môn bị rạch trước đó thì lúc này vết rạch sẽ được khâu lại. Nhìn chung, giai đoạn này các mẹ sẽ cảm thấy rất thoải mái, hạnh phúc. Sau đó, mẹ sẽ được vệ sinh cơ thể, kiểm tra tình trạng xuất huyết rồi được chuyển về phòng. Trong vài giờ đầu tiên, tình trạng xuất huyết, huyết áp, mạch và các dấu hiệu quan trọng khác của các mẹ sẽ được kiểm tra thường xuyên.

Danh Mục Nội Dung