Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

SINH CON KHÔNG ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

SINH CON KHÔNG ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

Có rất nhiều ý kiến ủng hộ liên quan đến việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng khi sinh qua ngả âm đạo, hay còn gọi là sinh con không đau.

Có rất nhiều ý kiến ​​ủng hộ liên quan đến việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng khi sinh qua ngả âm đạo, hay còn gọi là sinh con không đau. Gây tê ngoài màng cứng giúp ngăn cảm giác đau đớn do các cơn co thắt gây ra trong quá trình chuyển dạ và đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra tích cực, tốt đẹp hơn, trong khi mẹ vẫn cảm nhận được toàn bộ quá trình ấy. Trái với một số loại thuốc khác, gây tê ngoài màng cứng không gây chóng mặt trước hoặc sau khi sinh. Nếu cơn chuyển dạ kéo dài, biện pháp gây tê ngoài màng cứng có thể giúp người mẹ được nghỉ ngơi.

Đúng là gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn có lợi cho nhiều bà mẹ và em bé. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đã biết, nó cũng tiềm ẩn một số nguy cơ và tác dụng phụ không mong muốn.

Những tác dụng phụ của phương pháp gây tê ngoài màng có thể kể đến như:

  • Nó có thể kéo dài thời gian chuyển dạ vì làm chậm các cơn co thắt của tử cung.
  • Cần phải sử dụng oxytocin tổng hợp (thuốc giục sinh) để làm cho các cơn co thắt tử cung chậm lại, mạnh hơn. Do đó, nếu gây tê ngoài màng cứng quá sớm, nguy cơ sinh mổ sẽ càng cao.
  • Ngoài ra, khả năng phải can thiệp (sử dụng giác hút và kẹp forceps) trong khi sinh sẽ tăng lên. Đồng thời, khả năng bị rách tầng sinh môn cũng tăng.
  • Khi gây tê ngoài màng cứng, nhịp tim của em bé tăng lên, cho thấy em bé bị căng thẳng.
  • Do có khả năng bị tụt huyết áp, nên trước khi gây tê ngoài màng cứng, mẹ sẽ phải truyền khoảng 1 lít dịch để tăng áp lực trong mạch máu.
  • Sau khi sinh, mẹ có thể gặp phải những vấn đề nho nhỏ như đau đầu dữ dội, yếu người, tê cánh tay và chân, những vấn đề trên tuy nhỏ nhưng cũng có thể khiến mẹ mới sinh chăm sóc con khó khăn hơn.
  • Việc truyền dịch trước khi gây tê ngoài màng cứng dẫn tới việc trẻ lười bú, bú ít và ngủ lơ mơ, cũng như khiến ngực mẹ bị căng và bị cứng. Biện pháp phòng ngừa được thực hiện để làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch và ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp này đã khiến dòng sữa bị đọng lại ở bầu vú, gây ra tình trạng căng núm vú, làm cho trẻ không thể ngậm vào núm vú và bú sữa. Khi trẻ không bú được, cơ thể mẹ sẽ ngừng sản xuất sữa. Điều này dễ dẫn đến việc mẹ phải bổ sung thêm sữa công thức và sau đó không còn ý định cho trẻ bú sữa mẹ nữa.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM:

Để đưa ra quyết định, bạn cần xem xét các rủi ro và lợi ích. Nếu quyết định ủng hộ phương pháp gây tê ngoài màng cứng, bạn phải tham gia một khóa huấn luyện chuẩn bị cùng với chồng, để tìm hiểu về các phương pháp sẽ giúp bạn và em bé của bạn vượt qua quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Danh Mục Nội Dung