Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn

Để chuyến hành trình cùng con trở nên thú vị hơn, khám phá cùng Molfix nào!

SINH CON BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỔ LẤY THAI

SINH CON BẰNG PHƯƠNG PHÁP MỔ LẤY THAI

Mổ lấy thai (sinh mổ) là một thủ thuật phẫu thuật đưa em bé ra khỏi tử cung mẹ bằng cách mở thành bụng và tử cung khi không thể sinh em bé bằng đường âm đạo.

Mổ lấy thai (sinh mổ) là một thủ thuật phẫu thuật đưa em bé ra khỏi tử cung mẹ bằng cách mở thành bụng và tử cung khi không thể sinh em bé bằng đường âm đạo.

Vết rạch được thực hiện trên thành bụng ngay phía trên vùng xương mu. Tử cung được mở ra, tháo hết nước ối và em bé được đưa ra ngoài. Miệng và mũi của em bé được làm sạch chất lỏng, dây rốn được kẹp lại và cắt. Bác sĩ sẽ đánh giá nhịp thở và tình trạng chung của em bé, thực hiện hồi sức nhi khoa nếu cần, và kiểm tra em bé.

Thực hiện gây mê/gây tê trong quá trình sinh mổ:

Mẹ cần được tiến hành gây mê/gây tê khi sinh mổ, phương pháp được chọn có thể là gây mê toàn thân, gây tê tủy sống, hoặc gây tê ngoài màng cứng – chỉ gây tê ở vùng bên dưới thắt lưng. Các bà mẹ tương lai được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình mổ mà vẫn có thể nhìn thấy con và nghe được tiếng khóc chào đời của con khi bác sĩ đưa bé ra khỏi bụng mẹ. Hơn nữa, mẹ có thể chăm sóc em bé trong thời gian ngắn nhất sau khi phẫu thuật. Những em bé không bị nhiễm thuốc gây mê toàn thân sẽ năng động hơn.

Việc quyết định sinh mổ có thể là do một vấn đề y tế mà bác sĩ phát hiện được trong các đợt kiểm tra, hoặc có thể đã được lên kế hoạch từ trước.

NHỮNG TÌNH HUỐNG YÊU CẦU CAN THIỆP BẰNG BIỆN PHÁP MỔ LẤY THAI:

Em bé quá to

Mổ lấy thai sẽ là biện pháp ưu tiên nếu em bé được xác định nặng 4.000g trở lên (giới hạn cân nặng này có thể dao động, tùy theo bác sĩ) bằng cách siêu âm hay một phương pháp ước lượng nào khác vào một thời điểm gần với ngày dự sinh. Bởi vì khi em bé quá to, các tình huống không mong muốn có thể nảy sinh. Trong đó, quá trình chuyển dạ không tiến triển và vai của em bé bị kẹt trong ống sinh vào cuối giai đoạn chuyển dạ là những biến chứng thường gặp nhất.

Đầu em bé không thể đi qua xương chậu (khung chậu hẹp)

Nếu cấu trúc của khung chậu không phù hợp để sinh thường thì phải áp dụng phương pháp mổ lấy thai.

Bị nhiễm vi rút Herpes Simplex

Khi sinh con, nếu mẹ nhiễm vi rút Herpes Simplex (HPV) thì sẽ có nguy cơ sự lây nhiễm từ mẹ sang con. Do vi rút này có thể lan truyền lên hệ thần kinh trung ương của em bé, nên cần phải áp dụng phương pháp mổ lấy thai.

Nhau tiền đạo

Đây là tình trạng nhau thai che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Khi cổ tử cung bị lấp một phần, sẽ có nguy cơ chảy máu quá nhiều khi cổ tử cung giãn ra trong quá trình chuyển dạ. Còn khi cổ tử cung bị lấp kín hoàn toàn thì đầu của em bé không thể đi vào ống sinh. Do đó, mẹ phải sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai.

Thai ngôi mông hoặc thai ngôi ngang

Em bé thay đổi tư thế thường xuyên trong các giai đoạn đầu của thai kỳ. Bé có thể ở tư thế nằm ngang hoặc ngồi. Tuy nhiên, việc thay đổi vị trí sau tuần thứ 36 sẽ trở nên khó khăn do hạn chế về không gian trong tử cung. Sau tuần thứ 36 của thai kỳ, nếu em bé ở tư thế nằm ngang thì chắc chắn bạn sẽ phải sinh mổ. Mặt khác, thai ngôi mông vẫn có thể sinh qua đường âm đạo sau khi kiểm tra cẩn thận. Tuy nhiên, nếu chân của em bé đưa ra trước (cơ thể vào ống sinh trước) thì mẹ phải sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.

Mẹ đã sinh mổ trước đây

Dù không bắt buộc nhưng nếu bạn đã sinh mổ 1 lần thì những lần sinh sau cũng nên xử lý bằng phương pháp mổ lấy thai để tránh nguy cơ bị rách tử cung. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội sinh thường nếu bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị và sự giám sát của chuyên gia.

Danh Mục Nội Dung